Nhật Bản: Khác với các nước khác châu Á, Nhật Bản là một quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Người Nhật đón tết bắt đầu từ ngày 01/01 dương lịch. Tết ở Nhật thể hiện rỏ nét những tinh hoa văn hóa của quốc gia và cho đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc từ thời xa xưa.
1. Ngày 31/12 (được người Nhật gọi là Omisoka)
Đây là ngày quan trọng để kết nối một năm cũ và một năm mới. Ngày này họ dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng, chuẩn bị Osechi và trang hoàn nhà cửa. Họ muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một năm mới. Vào ngày này các gia đình ở Nhật Bản thường:
- Osouji – Tổng vệ sinh
Để chào đoán các vị thần năm mới đến, nhà cửa phải đc vệ sinh sạch sẽ. Ngày xưa người Nhật thường bắt đầu tổng vệ sinh vào ngày 13/12, còn đc gọi là ngày Susuharai, nhưng dạo gần đây có nhiều gia đình đến gần ngày 31/12 mới dọn dẹp. Hiện nay các thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13/12.
- Trang trí ngày Tết
Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất là ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.
Treo Shimenawa trước cửa nhà
Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình. Cách trang trí của shimenawa có thể ở mỗi nhà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình ngưởi chủ của Shimenawa.
Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa nhà hoặc cửa công ty
Một bó Kadomatsu truyền thống được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ, và những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp hơn. Người Nhật quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nỗi bất hạnh mới cần phải “chia hết”, đó là lý do mà các cành thông luôn được chia theo số lẻ. Ngoài ra, cây thông là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trường cửu, còn cây tre là sự dẻo dai, trưởng thành. Và hai loại cây này có thể thích ứng trong các trường hợp khắc nghiệt tới đâu vẫn xanh tốt, vì thế người Nhật quan điểm rằng khi nhìn thấy hai loại cây này vào dịp năm mới thì mọi người sẽ có sức khỏe tốt và sức sống bất diệt. Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… tượng trưng nhiều mong ước, nhiều ý niệm khác nhau cho một năm mới tốt lành.
Đặt Wakazari trong bếp
Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người ta treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.
- Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần
Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Nhưng người Nhật không đốt hương và vàng mã như người Việt Nam. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng.
- Nengajo – Thiệp chúc Tết
Thiệp chúc Tết cũng được chuẩn bị xong vào tháng 12. Những tấm bưu thiếp có vẽ hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình, kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến nhà người thân và những người đã giúp đỡ mình. Gần đây xu hướng gửi thiệp điện tử qua email hay mạng xã hội tăng lên làm số lượng bưu thiếp giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, một tấm thiệp viết tay bao giờ cũng đem đến cảm giác ấm áp và khiến cho người nhận hân hoan hơn. Những gia đình có tang sẽ không nhận và không gửi tấm Nengajo nào trong vòng 1 năm, trường hợp này được gọi là “Mochu”.
- Toshikoshi soba và Joya no Kane
Ăn mì trường thọ – Toshikoshi Soba – là một đặc trưng vào đêm Omisoka. Có nhà ăn mì trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối với Sushi, cua hay lẩu Sukiyaki mới thưởng thức Toshikoshi Soba trong tiếng chuông giao thừa – Joya no Kane. Các ngôi chùa ở mỗi địa phương sẽ gióng lên 108 tiếng chuông thánh thót – tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo cách nghĩ của Phật giáo, từ lúc vừa qua 23 giờ ngày 31, kéo dài đến 0 giờ ngày hôm sau. Các đài truyền hình đều phát sóng sự kiện này nên nếu gần nhà không có ngôi chùa nào, bạn vẫn có thể lắng nghe thời khắc này.
2. Từ ngày 1/1 – Gantan
Mồng 1 Tết của họ bao giờ cũng có bữa ăn sáng với những món ăn được chế biến rất công phu theo truyền thống. Món ăn không chỉ là các món thường ngày như sashimi, sushi, mà còn có những món ăn làm từ hải sản, rau thịt và có cả bánh dày.
Ozoni là tên gọi của món canh mà người Nhật thường ăn vào đầu năm mới. Mỗi một vùng, một gia đình lại có cách chế biến món ăn này khác nhau. Nhưng không thể thiếu trong món canh này là Omochi, đậu hủ, khoai, thịt gà, rau xanh, các loại rau củ màu sắc khác.
Ngày 1/1 được gọi là “Gantan” và là ngày bắt đầu năm mới ở Nhật. Từ ngày 1 đến ngày 3 được gọi là “San ga Nichi” và là ngày nghỉ Tết của nhiều công ty, cửa hàng. Tùy vào từng địa phương mà thời gian kéo dài ngày Tết – còn được gọi là “Matsu no Uchi” – là khác nhau, như Tết ở những vùng gần Tokyo kéo dài đến ngày 7/1, còn những vùng gần Osaka kéo dài đến ngày 15/1. Vật trang trí ngày Tết sẽ được tháo xuống vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi.
- “Akemashite omedetou gozaimasu”
Đây là câu chúc mừng năm mới trong tiếng Nhật. Vào sang ngày Gantan, người Nhật sẽ thong thả thưởng thức Osechi và Ozouni. Sau đó, mọi người sẽ cùng về quê thăm gia đình hoặc họp mặt người thân. Kimono thường được mặc trong dịp này nhưng cũng có nhiều người mặc trang phục thường ngày.
- Hatsumoude
Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho năm đó. Có nhiều người khởi hành từ tối hôm 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào điện Thần. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “Duyên” hay “May mắn”.
Đi chùa vào năm mới (hatsumoude) với mong ước năm mới sẽ được an khang, thịnh vượng, có nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc, người Nhật Bản thường đi chùa vào những ngày đầu năm. Người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó.Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Tiền hương hoa dâng Phật là những đồng tiền họ tung vào hòm công đức đặt trước điện thờ. Người làm lễ sẽ chắp tay lạy hai lễ, vỗ tay hai lần, rồi chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ. Họ thường rút quẻ, nghe những lời “đọc quẻ” và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm. Nếu có điềm dữ, họ sẽ nhận được lời khuyên và cách “chữa” để lại được may mắn. Hoặc họ mua một mũi tên thần nhằm cầu mong được thần Phật phù hộ độ trì một năm mới bình an, phát đạt. Người Nhật cũng có tục khai bút đầu xuân.
- Otoshidama (Lì xì đầu năm mới)
Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Thông thường, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao xinh xắn trong đó có tiền, là sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt. Những chiếc lì xì đầu năm là món quà rất ý nghĩa trong dịp tết.
Đây là tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu chắc chắn sẽ phải chi một khoản lì xì đáng kể. Nếu tiền lì xì được đựng trong Pochibukuro – phong bao lì xì rất dễ thương với có nhiều hoa văn và hình nhân vật hoạt hình – chắc chắn sẽ làm đám trẻ con thích thú.
- Hatsuyume
Giấc mơ vào đêm ngày Gantan đến sáng ngày 2 được gọi là “Hatsuyume”. Những điều bạn mơ thấy trong Hatsuyume được cho là sẽ báo trước điềm lành hoặc điềm dữ trong một năm. Nếu mơ thấy “Ichi Fuji Ni Taka San Nasubi”, có nghĩa là “Nhất Phú Sĩ – Nhì đại bàng – Ba cà tím”, thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Trong tiếng Nhật, núi Phú Sĩ đồng âm với từ “Trường thọ”, đại bàng là “Thành công” còn cà tím là “Con cháu đầy đàn”.
- Kagamibiraki
Khi các vị Thần ngự trong nhà vào dịp đầu năm, tuyệt đối không được ăn chiếc bánh dày dùng để mời Thần linh – Kagamimochi. Việc thưởng thức Kagamimochi sau khi vị Thần đi khỏi gọi là “Kagamibiraki”. Tùy từng địa phương mà thời gian của Kagamibiraki là khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ngày 11/1. Người Nhật cho rằng Thần linh rất ghét những vật nhọn, nên mọi người thường dùng chày gỗ để đập nhỏ bánh dày (lúc này còn cứng) rồi cho vào món súp Ozoni hay Shiruko – món chè đậu đỏ ăn kèm bánh dày. “Vậy là cuối cùng cũng hết Tết rồi nhỉ” là cảm giác khi ăn món ăn này.
3. Mồng 2 và các ngày tiếp theo
Các hoạt động như viết thư pháp, võ, lễ hội trà đạo, ngắm hoa sẽ diễn ra, những ngày tiếp theo thì tùy theo mỗi gia đình, theo sở thích, kế hoạch riêng của họ, đi chơi hay đi du lịch ngắn ngày .
Chơi những trò chơi dân gian: Đây là hoạt động được nhiều người tham gia và tỏ ra thích thú. Các trò chơi mà người Nhật Bản hay chơi vào dịp năm mới là thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi…